
Nếu bạn đang có câu hỏi “Làm thế nào để thiết kế website blog trông chuyên nghiệp hơn?” hay “Làm sao để lập được một blog giống các blogger nổi tiếng?” thì đây chắc chắn là bài viết dành cho bạn. Và cũng đừng lo lắng khi bạn không có khả năng viết code hay design, việc thiết kế website blog đơn giản hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Bài viết này sẽ giúp bạn lập một blog hoàn chỉnh chỉ trong 5 bước đơn giản với WordPress.
1. WordPress là gì?
Ban đầu, WordPress được giới thiệu như một nền tảng blog. Tuy nhiên, ngày nay nó đã được xác định là hệ thống quản lý nội dung (CMS) lớn nhất và phổ biến nhất trên thị trường. Do đó, WordPress được coi là nền tảng dẫn đầu thị trường về hệ thống quản lý nội dung.
Khi nói đến việc chọn nền tảng tốt nhất để phát triển trang web của bạn, WordPress luôn là lựa chọn hàng đầu trong tâm trí hầu hết mọi người. WordPress là một trong những nền tảng mã nguồn mở có sẵn trên thị trường. Nếu bạn đang có kế hoạch thiết kế website blog mới, WordPress chắc chắn là lựa chọn tối ưu.
Trong blog này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bước cũng như nêu rõ ưu điểm và nhược điểm của Website WordPress để bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho dự án phát triển web của mình.
2. 5 bước thiết kế website blog bằng wordpress cực nhanh
2.1. Chọn tên miền
Khi thiết kế website blog, tên miền bạn chọn chính là danh tính trang web, vì vậy bạn phải chọn nó cực kì cẩn thận. Nếu cảm thấy khó chọn, bạn có thể sử dụng bất kỳ công cụ tìm kiếm tên miền để xem những tên miền nào khả dụng. Một số trang còn thậm chí còn đề xuất các chỉnh sửa cho tên bạn đã chọn nếu người khác đã sở hữu nó.
Một lưu ý quan trọng bạn cần nhớ, hãy chọn tên miền với các đuôi phổ biến (như .org hay .com) để tạo cảm giác chuyên nghiệp cho người xem. Chi phí tên miền không quá cao, thường dao động từ 5$ – 25$/năm tuỳ gói. Vì vậy hãy đầu tư tên miền ngay từ ban đầu để tránh nhiều rắc rối không đáng có về sau khi bắt đầu gầy dựng một website chuyên nghiệp.
2.2. Kết nối với hosting
Chọn một nền tảng lưu trữ (hosting) thích hợp là một bước cần thiết khi thiết kế website blog WordPress. Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress chuyên dụng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng Namecheap để hướng dẫn, vì họ cung cấp bản dùng thử miễn phí trong 30 ngày. Nhưng bạn có thể xem qua các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress khác như Bluehost, HostGator, chúng đều là những lựa chọn tốt.
Bắt đầu với trang web Namecheap, chọn mục Hosting trong thanh điều hướng và chọn WordPress Hosting.
Sẽ có hai tuỳ chọn là Bill monthly và Bill yearly. Chúng tôi sẽ tùy chọn Bill monthly cho hướng dẫn này. Bạn có thể chọn Bill yearly nếu muốn trả trước cho cả năm. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền, nhưng sẽ không được hưởng lợi từ thời gian dùng thử miễn phí.
Chọn bất kì gói nào thì việc xây dựng trang web WordPress của bạn đều có các bước tương tự nhau. Hãy tiếp tục cung cấp chi tiết thông tin thanh toán của bạn. Khi bạn đã thanh toán xong, hãy nhấp vào New Website. Điền thông tin vào trang và nhấp vào Continue
Tiếp theo, chọn một gói phù hợp và bấm Continue. Nếu bạn chưa có tên miền, đừng lo lắng, bạn có thể chọn sau. Trong trường hợp này, hãy chọn tùy chọn Domain from EasyWP. Nếu bạn đã có tên miền, hãy chọn Domain on the other Provide và điền tên miền của bạn vào trường đó.
Nhấp vào Continue để tiếp tục. Tại thời điểm này, bạn sẽ nhận được tùy chọn để chọn một số plugin WordPress. Bạn có thể bỏ qua vì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tự cài đặt chúng trong phần tiếp theo. Nhấp vào Skip step để chuyển sang các bước tiếp theo.
Trong bước này, bạn sẽ thấy thông tin chi tiết về trang web của mình, bao gồm tên và URL, bây giờ bạn có thể sao chép. Đó là địa chỉ web mà bạn và những người khác sẽ truy cập. Nhấp vào Continue to Purchase để thiết lập trang web WordPress của bạn.
Bây giờ đăng nhập vào tài khoản Namecheap của bạn và xác nhận đăng ký hosting của bạn. Sau khi xác nhận, bạn sẽ thấy trang sau:
Bingo, vậy là bạn đã có một trang web của riêng mình! Nhấp vào WP Admin để truy cập trang tổng quan trang WordPress của bạn. Tại đây, bạn có thể thêm người quản trị, tùy chỉnh giao diện trang web, cài đặt plugin, …
2.3. Tuỳ chỉnh trang web
Nhiều tùy chỉnh sẵn có trong trang WordPress của bạn. Ví dụ: bạn có thể đặt vai trò của người dùng, tạo các trang và biểu mẫu bổ sung, thiết lập thẻ và danh mục bài đăng, …
Ví dụ: để thêm hoặc chỉnh sửa các trang:
Trên thanh bên trên, di con trỏ của bạn trên Pages. Sau đó chọn All Pages để xem các trang hiện có.
Bạn có thể chọn Privacy Policy trong bản nháp để chỉnh sửa trang đó nếu bạn muốn. Nhấp vào Publish để đưa các thay đổi lên trang đó trực tiếp.
Một ví dụ khác khi muốn tạo trang Giới thiệu trên trang web WordPress của bạn:
Nhấp vào Add New (Thêm mới) để tạo trang mới. Nhập tên trang của bạn vào thanh tiêu đề ở đầu trình chỉnh sửa.
2.4. Cài đặt các Plugin cần thiết
Các loại plugin mà bạn cài đặt trên WordPress tùy thuộc vào những gì thiết kế website blog của bạn cần. Ví dụ: nếu đó là một blog, hãy thêm Yoast SEO; nếu là một trang web thương mại điện tử thì plugin WooCommerce sẽ rất cần thiết.
Để cài đặt plugin, các bạn hãy làm theo các bước sau:
- Nhìn sang thanh bên trái của trang tổng quan và di con trỏ của bạn vào Plugin. Nhấp vào Add New (Thêm mới).
- Nhập các Plugin cần tìm vào thanh tìm kiếm ở phía trên bên phải của trình duyệt.
- Khi hiển thị trong kết quả tìm kiếm, hãy nhấp vào Install Now (Cài đặt ngay), sau đó Active (Kích hoạt).
Có hàng ngàn plugin trên WordPress, nhưng hãy chỉ cài đặt những thứ bạn thực sự cần để có thể tối ưu hiệu suất.
2.5. Tạo theme cho blog
Để thiết kế website blog của bạn trông đẹp mắt, hiện đại và chuyên nghiệp hơn thì bạn có thể chọn các khung thiết kế blog có sẵn trong WordPress. Để cài theme rất đơn giản, ở thanh công cụ bên trái, chọn Appearance → Themes. WordPress cung cấp rất nhiều lựa chọn cả miễn phí và trả phí.
Nếu chỉ dùng ở mức độ cơ bản thì theme miễn phí sẽ phù hợp, nhưng khi đòi hỏi các tác vụ cao cấp hơn thì chúng tôi khuyên bạn nên mua bản trả phí hoặc mua theme thiết kế bên ngoài ví dụ như Superb Theme hay Studio Press. Nếu mua theme bên ngoài, bạn cũng có thể dễ dàng cài đặt lên website WordPress của mình theo các bước sau:
Apperance → Themes → Upload → Upload Theme và tải lên theme mà bạn đã mua bên ngoài.
3. Ưu và nhược điểm khi thiết kế website blog bằng WordPress
Ưu điểm | Nhược điểm |
Dễ quản lý và sử dụng: Sau khi được thiết kế, website blog sẽ có thể dễ dàng được kiểm soát và phát triển thêm một số tính năng khác mà không yêu cầu phải có chuyên môn về code. | Cần tải nhiều các plugin bổ sung: Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, người dùng có thể phải cần thiết lập nhiều plugin khác nhau cho website WordPress. Một số miễn phí, những cái còn lại thì không. |
Nền tảng thân thiện với SEO: WordPress CMS là một nền tảng thân thiện cho SEO, vì nó sử dụng các ứng dụng mã hóa ký hiệu hàng đầu cho phép người dùng quản lý hiệu quả các tính năng SEO. Đồng thời cung cấp nhiều plugin SEO để hỗ trợ cho mọi bài đăng và trang | Tốc độ load trang chậm: WordPress là một trong những nền tảng chậm vì phải chứa quá nhiều plugin, cơ sở mã và cơ sở dữ liệu bổ sung. Điều này sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ lớn nếu website đang cần tối ưu hoá trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng. |
Chi phí thiết kế website blog thấp: Toàn bộ hoạt động xây dựng, quản lý và duy trì web WordPress rẻ hơn nhiều so với việc thuê một đơn vị thiết kế từ đầu. | Xếp hạng SEO kém: WordPress chỉ cho phép tính năng tối ưu hoá SEO trong một phạm vi nhất định. Mà điều này thì không đủ để hỗ trợ vị trí trang web trên Google. Nếu cần tối đa hoá khả năng SEO, bạn cần công nghệ hỗ trợ phần mềm mạnh mẽ hơn. |
Đa dạng themes để lựa chọn: Kho lưu trữ themes trên WordPress vô cùng phong phú và đa lĩnh vực. Có nhiều tuỳ chọn dẫu bạn làm về thời trang, bất động sản hay y tế. | Trang web có nhiều lỗ hổng bảo mật: Vì sự nổi bật mình, WordPress luôn là mục tiêu hàng đầu của tin tặc và kẻ gửi thư rác ngay cả khi đã tải thêm các plugin hỗ trợ. Mỗi lỗ hổng đều có thể gây hại cho mức độ tin cậy của website và thậm chí có thể phát tán vi rút cho người truy cập. |
Thiết kế website blog bằng WordPress không khó như bạn nghĩ đúng không nào? Khi đã làm theo các hướng dẫn trong bài viết này, bạn sẽ có đủ tự tin để thiết lập trang web WordPress của riêng mình. Tuy nhiên với những ưu và nhược điểm của việc sử dụng WordPress, bạn phải cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp! Để tạo một trang web tương tác và thân thiện với người dùng một cách tối ưu nhất, bạn cần một nhà phát triển WordPress có kinh nghiệm.